Dầu thủy lực là yếu tố quan trọng trong hệ thống thủy lực, nói được sử dụng rất phổ biến từ những thiết bị nâng hạ, máy móc đơn giản cho đến các hệ thống phức tạp yêu cầu khắt khe trong dân dụng cũng như công nghiệp Hiện nay có rất nhiều loại dầu thủy lực, đa dạng về thương hiệu, chủng loại, cấp độ ISO VG, dầu gốc, phụ gia,… Do đó việc chọn lựa một loại dầu tốt, chất lượng & phù hợp với máy móc, điều kiện vận hành thì rất khó khăn. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, xác định dầu thủy lực dễ dàng và lựa chọn chính xác hơn. I. Dầu thủy lực là gì? Dầu thủy lực (tiếng anh là: Hydraulic Oil) là dạng chất lỏng có khả năng truyền tải áp lực làm di chuyển hay vận hành một tải trọng. Dầu thủy lực tiếp xúc với tất cả các thành phần trong một hệ thống thủy lực. Nó truyền năng lượng, bôi trơn, chống ăn mòn và mài mòn, và hơn nữa hoạt động như một chất làm mát, ổn định nhiệt. Đồng thời, dầu thủy lực sẽ làm sạch và đem các chất gây ô nhiễm rắn đến các bộ lọc của hệ thống. 1. Một số ưu điểm và ứng dụng của dầu thủy lực Ưu điểm của năng lượng thủy lực
Nhớt 10 (dầu thủy lực) bắt nguồn từ nhớt 10W . Trước đây khi di chuyển máy móc để khai thác ở những nơi địa hình rừng núi, hiểm trở là vô cùng khó khăn. Nên việc đơn giản chủng loại thiết bị và dầu nhớt là cần thiết. Nhớt 10W được thiết kế để vừa dùng bôi trơn cho động cơ, vừa dùng cho cả hệ thống thủy lực. ở Việt Nam cũng vậy, loại dầu này đã được dùng từ rất lâu. Việc các thợ máy thường gọi nhớt 10 thay cho dầu thủy lực cũng bắt nguồn từ đó. Hiện này cần phân biệt rõ nhớt 10W sử dụng bôi trơn cho hộp số, bánh răng, hệ thống thủy lực có một số máy là cả hệ thống phanh. Còn dầu thủy lực chỉ sử dụng duy nhất cho hệ thống thủy lưc nhưng do thói quen mà dân kỹ thuật vẫn gọi nó là nhớt 10 II. Phân loại dầu thủy lực 1. Dầu thủy lực gốc khoáng Các loại dầu thủy lực phổ biến nhất được sử dụng hiện nay được dựa trên dầu khoáng hoặc dầu phân hủy sinh học. Dầu thủy lực gốc khoáng được phân loại theo ISO 6743/4 và DIN 51524. Dầu thủy lực HH Dầu tuần hoàn cơ bản, không có chất phụ gia. Các loại dầu này có tuổi thọ tương đối ngắn vì khả năng oxy hóa không ổn định, do đó bị phá vỡ. Dầu thủy lực HH theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HL Dầu thủy lực với các chất phụ gia chống oxy hóa và ăn mòn. Sự ổn định oxy hóa được cải thiện, các loại dầu sẽ có tuổi thọ tương đối dài hơn. Chúng được sử dụng trong các hệ thống thủy lực không có yêu cầu cụ thể liên quan đến đặc tính chống mài mòn. Và cho các hệ thống hoạt động ở áp suất thấp. Dầu thủy lực HL phù hợp với tiêu chuẩn DIN 51524 – phần 1 hoặc ISO 6743/4. Dầu thủy lực HLP / HM Dầu thủy lực với các chất phụ gia chống oxy hóa và ăn mòn, cộng thêm các chất phụ gia chống mài mòn và cải thiện các đặc tính áp suất cao (tính chất EP). Đây là loại dầu thủy lực được sử dụng rộng rãi nhất do phù hợp với hầu hết ứng dụng yêu cầu tuổi thọ dầu cao, khả năng chống mài mòn và ăn mòn tốt. Dầu thủy lực HLP theo tiêu chuẩn DIN 51524 – phần 2. HM theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HLPD Dầu thủy lực với các chất phụ gia giống trong dầu HLP và thêm phụ gia làm sạch (phụ gia tẩy rửa). Dầu thủy lực HLPD theo tiêu chuẩn DIN 51524 – phần 2. Dầu thủy lực HVLP / HV Dầu thủy lực với các chất phụ gia giống trong dầu HLP và thêm phụ gia giúp cải thiện độ nhớt. Chúng có chỉ số độ nhớt (VI) > 140 nên có dải nhiệt độ hoạt động rộng hơn. Các loại dầu HLP có chỉ số độ nhớt khoảng 100. Chỉ số độ nhớt cao đạt được thông qua việc bổ sung phụ gia hoặc sử dụng dầu gốc có chỉ số độ nhớt (VI) cao tự nhiên. Dầu HVLP được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ rộng. Ví dụ hệ thống thủy lực di động, trong kho lạnh và các hệ thống quan trọng như máy công cụ. Dầu thủy lực HVLP theo tiêu chuẩn DIN 51524 – phần 3. HV theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HG Dầu thủy lực với các chất phụ gia giống trong dầu HLP và thêm phụ gia cải thiện khả năng chống trượt. Giúp ngăn ngừa chuyển động giật, mà có thể phát sinh trong trường hợp tốc độ trượt rất thấp và tải trọng cao. HG được sử dụng trong thang máy thủy lực. Dầu thủy lực HG theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. 2. Dầu thủy lực phân hủy sinh học (dầu thích ứng với môi trường) Dầu thích nghi với môi trường bao gồm chất bôi trơn đã được chọn trên cơ sở chúng có tác động tiêu cực ít nhất có thể đến môi trường trong trường hợp rò rỉ. Phân hủy sinh học là một quá trình trong đó các vi sinh vật với sự trợ giúp của oxy làm phá vỡ vật chất hữu cơ. Thế hệ đầu tiên của dầu phân hủy sinh học, dựa trên dầu hạt cải, xuất hiện trên thị trường vào năm 1980. Yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn:
Dầu thủy lực gốc glycol tổng hợp – HEPG Dầu gốc glycols bao gồm các loại dầu khoáng tinh luyện cao không màu, không mùi và có độ sạch cao. Dầu cho môi trường làm việc tốt hơn và chủ yếu được sử dụng trong thủy lực công nghiệp. Đặc biệt, các loại dầu này được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi có độ sạch cực kỳ nghiêm ngặt. Dầu thủy lực HEPG theo tiêu chuẩn VDMA 24568. Dầu thủy lực gốc dầu thực vật – HETG Dầu thực vật được sản xuất từ nguyên liệu như hạt hướng dương hoặc hạt đậu nành. Dầu được ép ra khỏi hạt và tinh chế đến lớp mong muốn. Dầu thực vật là một Ester tự nhiên có đặc tính bôi trơn tốt, nó có khả năng phân hủy sinh học và có tính chất môi trường cực kỳ tốt. Dầu thủy lực HETG theo tiêu chuẩn VDMA 24568 Dầu thủy lực gốc Este tổng hợp – HEES Este được tạo ra trong phản ứng hóa học giữa rượu và axit. Rượu và axit là nguyên vật liệu phổ biến được kết hợp để đạt được các tính chất mong muốn. Dầu thủy lực gốc este tổng hợp hiện cung cấp các đặc tính rất tốt liên quan đến độ ổn định cắt, quá trình oxy hóa và ổn định thủy phân. Dầu thủy lực HEES theo tiêu chuẩn VDMA 24568 Dầu thủy lực gốc Polyalphaolefins – HEPR Polyalphaolefin có độ nhớt thấp là phân hủy sinh học, đó là lý do tại sao dầu thủy lực phân hủy sinh học dựa trên PAO cũng có thể được tìm thấy. Loại dầu này cung cấp sự ổn định oxy hóa rất tốt và các đặc tính nhiệt độ cao và thấp rất tốt. Dầu thủy lực HEPR theo tiêu chuẩn VDMA 24568 3. Dầu thủy lực chống cháy Dầu thủy lực chống cháy được phát triển để sử dụng trong các ngành khai thác, luyện thép, đúc áp lực và các ứng dụng hàng không. Dầu này có nhiệt độ đốt cháy cao hơn đáng kể so với dầu khoáng và do đó có khả năng chống cháy cao hơn. Điều này làm tăng mức độ an toàn cho người vận hành, giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn và thiệt hại cho thiết bị, cũng như giảm thiểu rủi ro gián đoạn và ngừng sản xuất. Các chất lỏng thủy lực chống cháy được phân loại theo DIN 51502 và ISO 67434. Dầu thủy lực HFA E Nhũ tương dầu trong nước có chứa tối đa 20% dầu. Độ nhớt gần giống như nước (0,8 mm²/s). Dầu này có đặc tính chống mài mòn kém. Bơm bánh răng và bơm piston hướng trục phù hợp hơn so với bơm cánh gạt với loại dầu này. Dầu thủy lực chống cháy HFA E hiện không được sử dụng rộng rãi. Dầu thủy lực chống cháy HS-A theo tiêu chuẩn DIN 51502 và HFA E theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HFB Nhũ tương nước trong dầu với hàm lượng dầu khoáng (dễ cháy) xấp xỉ 60%. Dầu này hiện chủ yếu được sử dụng trong ngành khai thác tại Vương quốc Anh. Do hàm lượng dầu khoáng cao, dầu này không được phê duyệt trong thử nghiệm đốt cháy. Đó là yêu cầu ở Đức và một số quốc gia khác. Dầu thủy lực chống cháy HS-B theo theo tiêu chuẩn DIN 51502 và HFB theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HFC Dầu HFC dựa trên hỗn hợp nước khử khoáng với polyglycols là chất làm đặc và bổ sung các phụ gia ức chế mài mòn, chống tạo bọt và phụ gia ức chế ăn mòn. Hàm lượng nước phải đạt ít nhất 35% để đảm bảo các đặc tính chống cháy thỏa đáng. Mức này phải đạt được để tránh thay đổi độ nhớt. Hệ thống sử dụng dầu thủy lực chống cháy HFC không được chứa các thành phần làm từ magiê, cadmium hoặc kẽm. Dầu thủy lực chống cháy HS-C theo tiêu chuẩn DIN 51502 và HFC theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. Dầu thủy lực HFD Phần lớn dầu thủy lực chống cháy HFD hiện đang được sử dụng trong công nghiệp là Este axit photphoric và Este phức hữu cơ. Dầu này đòi hỏi một số hạn chế liên quan đến thiết kế hệ thống và sự lựa chọn vật liệu. Cần hỗ trợ kỹ thuật từ NCC thiết bị và NCC dầu nhớt khi sử dụng loại dầu này. Dầu thủy lực chống cháy HS-D theo tiêu chuẩn DIN 51502 và HFD theo tiêu chuẩn ISO 6743/4. III. Dầu thủy lực ISO VG 32, 46, 68 Hầu hết các loại dầu bôi trơn đều được phân loại theo tiêu chuẩn ISO VG (Viscosity Grade – Cấp độ nhớt). Đó là thang đo tiêu chuẩn cho độ nhớt động học (Kinematic Viscosity) tại 40ºC. Dầu thủy lực cũng được phân loại như vậy, và dầu thủy lực 32, 46, 68 là ba cấp độ nhớt thông dụng và được sử dụng nhiều nhất. Khi lựa chọn dầu thủy lực, đầu tiên ta sẽ dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Nếu không biết điều đó ta sẽ đánh giá tình hình thiết bị, điều kiện vận hành, thời tiết, môi trường,… mà lựa chọn cấp độ nhớt cho phù hợp. Việc lựa chọn dầu thủy lực 32, 46, 68 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống thủy lực nếu bạn lựa chọ sai:
Đây là một số thông tin về dầu thủy lực giúp mọi người hiểu rõ hơn về sản phẩm. Từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất cho thiết bị mình đang sử dụng. Mọi thông tin cần tư vấn sản phẩm hoặc mua hàng vui lòng liên hệ hotline: 0962.79.86.86
0 Comments
Leave a Reply. |