Máy móc công nghiệp nặng đòi hỏi sự ổn định và độ bền cao trong quá trình hoạt động, và hệ thống thủy lực là một phần quan trọng của chúng. Để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả, việc sử dụng dầu thủy lực nhập chất lượng cao là không thể thiếu. Dầu thủy lực nhập được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các máy công nghiệp nặng. Với khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao, dầu thủy lực nhập giúp bảo vệ các thành phần trong hệ thống thủy lực khỏi sự hao mòn và hỏng hóc do điều kiện làm việc khắc nghiệt. Một trong những ưu điểm lớn của dầu thủy lực nhập là khả năng tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực nhập giúp giảm ma sát và nâng cao khả năng truyền động, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc của máy móc và giảm tiêu hao năng lượng. Bên cạnh đó, dầu thủy lực nhập cũng mang lại lợi ích trong việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống thủy lực. Được sản xuất với công nghệ tiên tiến và chất lượng cao, dầu thủy lực nhập giúp kéo dài tuổi thọ của các linh kiện và giảm thiểu chi phí sửa chữa. Với dầu thủy lực nhập, bạn có thể yên tâm rằng hệ thống thủy lực của máy công nghiệp nặng sẽ hoạt động một cách ổn định và hiệu quả, giúp tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu thời gian ngừng máy." Chọn dầu thuỷ lực như thế nào cho hệ thống công nghiệp nặng?Trong công nghiệp nhẹ. Các nghành sản xuất nhựa, cao su, chế tạo điện tử, chế tạo cơ khí,.. Dầu thuỷ lực thường vận hành trong hệ thống có nhiệt độ ổn định (không quá 70oC). Lưu lượng dòng chảy thấp và áp lực/ áp suất không quá cao. Thời gian sử dụng dầu thuỷ lực lâu, trung bình khoảng 10,000 giờ hoạt động. Một số khuyến nghị cho 5,000 giờ hoạt động là quá an toàn. Cân nhắc thiết bị cũ hay mới? Khả năng chịu tải của seal (vật liệu làm kín các ống và khớp nối). Thông thường tổn thất dầu thuỷ lực và phải bổ sung thêm là do seal không kín khít. Dầu thuỷ lực cho máy ép, đùn, các hệ thống thuỷ lực có bồn chứa dầu nhỏ lưu ý đến tính thoát khí của dầu. Tính thoát khí của dầu lại liên quan đến cấu trúc phân tử của dầu thuỷ lực. Nếu dầu thuỷ lực có độ nhớt cao sẽ có tính thoát khí thấp hơn dầu có độ nhớt thấp. Nếu dầu thuỷ lực có sử dụng nhiều phụ gia tăng chỉ số độ nhớt (Viscosity Index Improver-VII) tính thoát khí sẽ kém hơn dầu có VII thấp. Dầu thuỷ lực cho máy ép có áp suất cao như trrong sản xuất gạch men, ceramic hay granite như: SACMI, Nassetti, (Italia), Wellco KEDA, ITAI, ACMI (China)… Đều khuyến nghị VG 46 nhưng chỉ số độ nhớt rất cao (HVI, 150) vì cần ổn định độ nhớt. Ngoài ra yêu cầu độ sạch dầu NAS 6. Thông thường các khuyến nghị của OEMs về máy thuỷ lực đều khuyến nghị độ nhớt VG 46 (ISO VG: Viscosity Grade). Trong ngành công nghiệp nặng. Các ngành công nghiệp nặng thường sử dụng hệ thống thuỷ lực trung tâm. Sản xuất thép, nhôm hay xi măng, giấy …ở môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn. Ngoài ra có thể tiếp xúc nước thường xuyên. Dầu thuỷ lực nhanh thoái hoá. Thời gian thay dầu ngắn. Vấn đề hay gặp trong hệ thống trung tâm là làm sao để xúc rửa toàn hệ thống trước khi thay dầu thuỷ lực mới? Khác với vấn đề hay được bạn đọc hay hỏi là làm sao để lọc sạch dầu trong hệ thống? Eska sẽ đề cập trong bài sau! Trong ngành thép, đôi khi hệ thống thuỷ lực không sử dụng dầu thuỷ lực. Một hệ thống phải tuân thủ khuyến nghị của OEMs (nhà sản xuất thiết bị) như Primetal Technology với Morgan No-Twist Oil chẳng hạn. Sử dụng dầu tuần hoàn thay vì các loại dầu thuỷ lực có chứa phụ gia chống mài mòn. Vì hệ thống tiếp xúc thường xuyên với nước làm nguội trong quá trình cán phôi thành thanh/dây. Phụ gia sẽ nhanh suy thoái trong trường hợp này vì nước nhiễm nước cao. Dầu tuần hoàn với độ nhớt cao được sử dụng (VG46, VG32 hay VG68). Tuy nhiên, dầu thuỷ lực được khuyến nghị cho hệ thống công nghiệp nặng đòi hỏi ổn định độ nhớt ở nhiệt độ cao. Dầu có VI cao được chỉ định. Chú ý tính ôxy hoá dầu nhanh xảy ra vì tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và hơi ẩm, nước. Một loại dầu thoả mãn các yếu tố trên thường sử dụng pha chế bởi dầu gốc cao cấp. Có VI tự nhiên của dầu gốc cao (API Nhóm II+) đồng thời bổ sung tính tách nhũ và kháng oxy hoá. Phân loại Dầu Công nghiệp dựa trên hệ phụ giaThành phần chính của Dầu công nghiệp là dầu nền và hệ phụ gia. Tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau chúng ta sẽ có các sản phẩm khác nhau. Cũng có thể phân loại dầu công nghiệp dựa trên hệ phụ gia. Bởi vì hệ phụ gia quyết định khả năng sử dụng và đặc tính của dầu. – Dầu công nghiệp chống oxy hóa có thành phần chính là dầu nền và hệ phụ gia chống oxy hóa. Tác dụng chính của loại dầu này là bôi trơn và chống oxy hóa đối với các chi tiết máy. – Dầu công nghiệp chống tách nhũ tương có thành phần chính là dầu nền và hệ phụ gia chống tách nhũ tương. Loại dầu này có khả năng chống thấm nước tốt và dễ dàng bảo quản trong các điều kiện ẩm thấp. Ứng dụng của loại dầu này là các loại máy móc công nghiệp phát sinh hơi nước khi vận hành. – Dầu công nghiệp chống mài mòn được tạo thành từ dầu nền và hệ phụ gia chống mài mòn. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng. Tiêu biểu như luyện kim, cắt gọt kim loại. Vị trí ứng dụng thường là các ổ trục, bánh răng, bi lăn… – Dầu công nghiệp chống gỉ sắt có thành phần là dầu nền và phụ gia chống gỉ sắt. Tác dụng chính của loại dầu này là chống hình thành gỉ sắt và làm sạch chi tiết máy khi vận hành. Chúng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim hoặc hóa dầu. Mặc dù được phân chia khác nhau nhưng dầu công nghiệp vẫn giữ tính năng chính. Đó là bôi trơn và chống mài mòn chi tiết máy. Sử dụng dầu công nghiệp là giải pháp hàng đầu giúp hạn chế tiêu hao nhiên liệu và tiết kiệm kinh tế. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại dầu công nghiệp quý khách vui lòng liên hệ:
TP.HCM: 145/39 Trần Bá Giao, Phường 5, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh Hà Nội: Số 1, ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội (Chi nhánh có trên toàn quốc) Website: www.daunhotkingpower.com Hotline Miền Nam: 0962.79.86.86 Mr.Hùng( Làm việc 24/7) Hotline Miền Bắc: 0944.059.888 Mr.Dũng( Làm việc 24/7)
0 Comments
Leave a Reply. |